SML
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng (Phần 2)

Go down

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng (Phần 2) Empty Cân nặng của bà bầu theo từng tháng (Phần 2)

Bài gửi by Admin Thu Dec 08, 2016 2:48 pm

Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong 9 tháng thai kỳ?
Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng khá nhiều cân mà không phải trách móc bản thân, thậm chí còn tự hào về điều đó nữa. Nhưng, cái gì cũng phải có chừng mực, và cân nặng trong thai kỳ cũng không phải ngoại lệ. Bạn cần tăng cân chậm và có kiểm soát trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ và cả vóc dáng sau sinh của mình; hơn nữa, việc tăng quá nhiều hay quá ít cân cũng có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng mẹ.Tuỳ theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai, những con số dưới đây chính là số cân nặng lý tưởng mà bạn cần tăng thêm trong suốt thai kỳ:

  • Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
  •  Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.Nếu bạn đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.Bạn có bao giờ thắc mắc phần trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ gồm những gì trong khi em bé ra đời chỉ nặng khoảng 3,5kg?Đây là câu trả lời:
  • Em bé: 2,7 – 3,6kg.
  • Nhau thai: 450 – 900g.
  • Trữ lượng chất lỏng tăng thêm: 0,9 – 1,3kg.
  • Trữ lượng máu tăng thêm: 1,3 – 1,8kg.
  • Nước ối: 900g.
  • Tử cung nở lớn: 900g.
  • Ngực nở lớn: 450 – 900g.
  • Dự trữ mỡ và đạm (quan trọng cho giai đoạn cho bú): 2,7 – 3,6kg.
    Bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh?

    Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

    Nếu mẹ bầu nhẹ cân nên ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng

  • Ăn đủ Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
  • Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.
  • Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.
    Bà bầu thừa cân nên ăn gì?

    KHông phải vì bạn thừa cân mà em bé đủ chất dinh dưỡng nhé, hãy có một chế độ ăn riêgn và nghiêm ngặt để mẹ bầu không bị thừa cân nhưng em bé vẫn đầy đủ các vị chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

    Mẹ bầu thừa cân nên lưu ý những điều sau để đưa mức cân nặng của bà bầu về hợp lý hơn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:

  • Khoảng 6 giờ chiều thì mình sẽ tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ nếu bạn có cảm giác hơi đói đói tí thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé.
  • Các mẹ hãy cố gắng ăn theo cách khoa học nhất để vừa được ăn nhiều những món mình thích, mà không bị tăng cân và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé…
  • Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì mình giảm dần “sức ăn” vào buổi trưa và tối. Trưa và tối thì sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh, và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng nha các mẹ bầu.
  • Những món bạn thích thì hãy tranh thủ ăn vào buổi sáng, vì nếu ăn vào bữa tối sẽ khiến tăng cân rất nhanh. Tốt hơn bạn nên ăn rất nhiều và chia thành nhiều bữa nhỏ, vì thường buổi sáng thì cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, do vậy ăn nhiều cũng không sao.
  • Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó, bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.
  • Chú ý bổ sung axit folic: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thế nhưng trên thực tế hầu hết chúng ta nạp không đủ. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Những phụ nữ có nguy cơ em bé bị khuyết tật ống thần kinh lại càng cần liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị mà không kiểm tra với bác sĩ trước.
  • Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ và tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.
  • Ưu tiên dầu ô liu: Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.
  • Xem thêm : http://www.hanhtrinhlamme.com.vn/hanh-trinh-lam-me/Mang-thai-1-12-tuan/4/?page=2

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 08/12/2016

https://smls.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết